Hướng dẫn viết CV xin việc ngành y mới nhất 2024

22/05/2024

Ngành y là 1 trong những ngành đòi hỏi tính chuyên môn rất cao, vậy nên việc ứng tuyển cũng đi kèm với nhiều yêu cầu khó nhằn. Vậy làm cách nào để viết CV xin việc ngành y chuẩn chỉnh và thu hút, thành công chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

cv-nganh-y-1

I. Những điểm nhà tuyển dụng đánh giá cao trong CV xin việc ngành y

Việc hiểu về kỳ vọng của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định hướng thông tin trong CV tốt hơn. Vậy với CV xin việc chuyên nghiệp ngành y, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua những yếu tố nào?

Chứng nhận chuyên khoa

Yếu tố này có thể hiểu đơn giản là bằng cấp được công nhận bởi những tổ chức có chuyên môn - thứ chứng minh bạn đạt đủ tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, nhân cách để trở thành 1 người làm trong ngành y.

Kinh nghiệm căn bản

Việc có kinh nghiệm thực tế tại các cơ sở y tế uy tín sẽ nói lên rất nhiều về năng lực cũng như nền tảng và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn của bạn. Từ đó chứng minh bạn không phải 1 con người chỉ học trên sách vở.

Tính chuyên môn

Tất nhiên làm việc đa nhiệm là 1 kỹ năng tốt, nhưng việc tập trung vào chuyên môn sẽ dễ thu hút nhà tuyển dụng hơn bởi nó thể hiện bạn có đầu tư nghiên cứu và thực sự chuyên tâm vào lĩnh vực mình đảm nhiệm.

Các dự án nghiên cứu

Bên cạnh kỹ năng, học vấn thì dựa vào 1 số dự án, công trình nghiên cứu bạn đã từng tham gia, nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng đánh giá năng lực và tiềm năng của bạn hơn, đặc biệt với ngành đòi hỏi tính chuyên môn cao như y học.

II. Cách sắp xếp bố cục tối ưu nhất khi viết CV xin việc ngành y

Dung lượng các chuyên gia đề xuất cho 1 bản CV chuẩn là 1 - 1,5 trang A4. Để rõ hơn, ta có thể chia CV thành 3 phần cụ thể như sau:

cv-nganh-y-2

Phần đầu (Personal information + Contact)

Phần trên cùng của CV luôn là Ảnh profile + Tên + Thông tin liên hệ của bạn. Tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng mà có thể thêm địa chỉ và đường link website cá nhân (nếu có). Tốt nhất, bạn nên tối ưu những thông tin này thành 2 dòng:

- Dòng 1: Tên + Vị trí ứng tuyển

- Dòng 2: Địa chỉ + SĐT + Email + Link website

Phần trọng tâm (Center)

Đây là vị trí "ăn điểm" nhất, phù hợp để đặt những thông tin quan trọng như mục tiêu, học vấn, kỹ năng và đặc biệt khi mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV. Mục tiêu nghề nghiệp nên để ở ngay dưới phần đầu, viết ngắn gọn khoảng 2 - 3 câu. Tiếp đó là học vấn và kinh nghiệm. Nếu bạn đã có nhiều năm trong ngành thì nên đặt kinh nghiệm làm việc trước. Còn nếu bạn chưa có quá nhiều trải nghiệm thực tế thì nên để trình độ học vấn lên trước. Sau 2 phần đó thì mới đến kỹ năng chuyên môn, thường sẽ chỉ nêu ý, ít khi cần mô tả chi tiết vì kỹ năng đã phần nào được thể hiện qua kinh nghiệm và học vấn rồi.

Phần cuối (Other informations)

Phần này có thể đặt ở cuối trang thứ nhất hoặc sang tới đầu trang thứ 2, bao gồm những thông tin phụ như sở thích, thành tựu, chứng chỉ, tham chiếu,...Tất cả đều nên được viết ngắn gọn, không cần đi quá vào chi tiết.

III. Một số lưu ý quan trọng để viết được CV xin việc ngành y thu hút nhất

1. Làm sao để viết CV xin việc ngành y khi chưa có kinh nghiệm?

Nếu chưa có bất cứ kinh nghiệm thực tiễn nào, bạn có thể điền những hoạt động, dự án đã từng tham gia khi đang học tại trường để chứng minh năng lực cũng như tiềm năng của bản thân. Mỗi đợt tuyển dụng, các cơ sở/ doanh nghiệp sẽ đều nhận 1 vài CV thực tập sinh hoặc nhân viên part-time - những vị trí có yêu cầu công việc thấp hơn 1 chút. Vậy nên chỉ cần bạn thể hiện được tiềm năng trong ngành của mình thì việc ứng tuyển sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Lưu ý ở đây là hãy nêu rõ vị trí, vai trò, hoạt động, thành tích và những điều bạn đã học hỏi, phát triển được từ những dự án/ hoạt động kể trên. Và đặc biệt đó phải là những dự án/ hoạt động liên quan mật thiết đến ngành y nhé.

2. Viết kỹ năng chuyên môn như nào cho chuẩn?

Bạn không nhất thiết phải mô tả chi tiết các kỹ năng trong CV bởi nó sẽ rất dài dòng, không những không tạo được ấn tượng tốt mà thậm chí còn phản tác dụng. Số lượng kỹ năng nên đưa vào chỉ nên giới hạn ở khoảng 3 - 5 hay nhiều nhất là 8 thôi, và chúng đã phải được thể hiện qua kinh nghiệm, thành tích của bạn ở phía trên rồi.

Để cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo 1 số bộ kỹ năng chuyên môn dành cho ngành y như:

- Kỹ năng cứng:

+ Đánh giá bệnh nhân (patient assessment)

+ Phản ứng khẩn cấp (emergency response)

+ Chứng nhận CPR (CPR certified)

+ Thành thạo công nghệ hồ sơ y tế điện tử (proficient in EMR technologies)

+ Đánh giá tâm thần (psychiatric evaluation)

+ Sử dụng thành thạo thiết bị y tế (knowledge of medical equipment)...

- Kỹ năng mềm:

+ Giao tiếp (communication skills)

+ Kiên nhẫn (patience)

+ Quản lý thời gian (time management)

+ Chú ý chi tiết (attention to details)

+ Làm việc dưới áp lực (ability to work under pressure)...

3. Có cần thiết phải liệt kê bằng cấp/ chứng chỉ vào CV xin việc ngành y không?

Câu trả lời là có bởi 1 người làm trong ngành y cần đặc biệt làm nổi bật những thành tựu của bản thân, nhất là qua số liệu và kết quả thực tiễn. Nó nói lên nhiều về năng lực của ứng viên đó, tạo ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.

Ở đây, bạn có thể liệt kê cả những thành tựu đạt được trong quá trình học tập, thực tập chứ không chỉ mỗi quá trình làm việc. 1 lưu ý nhỏ là nên cụ thể hóa chúng bằng số liệu để tăng tính trực quan cũng như giúp nhà tuyển dụng theo dõi và đánh giá 1 cách nhanh chóng hơn.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết để thành công viết CV xin việc ngành y ấn tượng và thu hút nhất. Lưu ý hãy thật trau chuốt về câu từ, tránh diễn đạt dài dòng, lủng củng bởi nó sẽ khiến CV của bạn mất điểm nghiêm trọng đó. Chúc bạn thành công ứng tuyển vào vị trí công việc yêu thích!